Đóng thùng, lắp cẩu, xitec

Đóng mới, sửa chữa thùng xe tải, đóng thùng kín xe tải, thung khung mui phủ bạt, thùng đông lạnh giá cả cạnh tranh tại hà nội với các loại tải trọng.

Nội dung công việc
Yêu cầu Phương pháp thực hiện Dụng cụ Thực hiện Ghi chú
1. BƯỚC 1: TIẾP NHẬN XE CƠ SỞ, CẦN CẨU,  CHUẨN BỊ VẬT LIỆU
1.1. Tiếp nhận yêu cầu đóng thùng
1.1.1 Yêu cầu đóng thùng, lắp cẩu của khách hàng Thực hiện tiếp nhận yêu cầu khách hàng.

 

Ghi rõ: loại thùng, loại cẩu, mã số, qui cách, thời gian bàn giao.

Giấy tờ, hợp đồng   Bộ phận SX + Bộ phận quản lý  
1.1.2 Bộ bản vẽ chế tạo thùng, lắp đặt cẩu – Căn cứ trên hợp đồng, bộ phận điều hành lập lệnh đóng thùng hàng, lắp cẩu  và yêu cầu bộ phận kỹ thuật cung cấp kèm theo bộ bản vẽ thiết kế/ bản vẽ công nghệ đến bộ phận sản xuất (nếu chưa có).

 

Ghi rõ: kết cấu, kích thước, vật liệu, yêu cầu kỹ thuật, loại xe,loại cẩu, loại thùng hàng.

Lệnh đóng thùng, lắp cẩu,  bản vẽ thiết kế, bản vẽ công nghệ   Bộ phận SX + Bộ phận kỹ thuật  
1.2 Tiếp nhận vật liệu, xe cơ sở, cụm cần cẩu   
1.2.1. – Xe cơ sở –     Thực hiện theo quy trình kiểm tra vật tư đầu vào

 

–     Chủng loại xe phù hợp theo thiết kế và yêu cầu;

–     Số khung, số động cơ rõ ràng, không bị tẩy xóa;

–      Các tổng thành hệ thống hoạt động bình thường; không bị nứt vỡ, móp méo,….

Giấy tờ, biên bản kiểm tra xe cơ sở   SX+ KCS+

 

Bộ phận kho

 
1.2.2. – Cụm cần cẩu và các phụ kiện đi kèm –     Thực hiện theo quy trình kiểm tra vật tư đầu vào

 

–     Nhãn hiệu, kiểu loại cẩu phù hợp theo thiết kế và yêu cầu;

–     Số seri, bảng khẩu độ đầy đủ, không bị tẩy xóa

–      Các tổng thành hệ thống hoạt động bình thường; không bị nứt vỡ, móp méo,….

Giấy tờ, biên bản kiểm tra cần cẩu   SX + KCS+

 

Bộ phận kho

 
           
1.2.3. – Nhận vật liệu từ kho –     Thực hiện theo quy trình kiểm tra vật tư đầu vào

 

–  Ghi rõ: số lượng, chất lượng, qui cách phù hợp

với các yêu cầu.

Lệnh mua vật liệu, biên bản kiểm tra vật tư

 

(nếu cần); Thẻ nhập kho

  Bộ phận SX +

 

Bộ phận kho

Phiếu lĩnh vật tư
2 BƯỚC 2: LẮP ĐẶT CẨU
  –  Chuẩn bị vật tư và cắt vật tư theo đúng kích thước yêu cầu trong bản vẽ.

 

–   Đặt các bát tăng cứng lồng vào sát xi như hình vẽ ( nếu có)

–   Đánh dấu vị trí bắt bu lông, đinh tán để liên kết giữa sát xi và bát tăng cứng ( nếu có)

–   Xiết bu lông theo đúng lực xiết theo bản vẽ yêu cầu

–  Lắp đặt đế cẩu ( nếu có)

–  Dùng pa lăng đưa bộ đế cẩu lên trên thân xe, điều chỉnh đúng vị trí như hình vẽ

–  Lắp chắc chắn bu lông của đế cẩu và sát xi với lực xiết thích hợp

–  Lắp thân cẩu lên đế cẩu

–  Lắp cáp và các cấu kiện đi kèm

–  Kiểm tra kích thược, vị trí lắp đặt

–  Chuẩn bị phôi:

 

+ Vật liệu, kích thước đúng theo bản vẽ kỹ thuật & bảng kê đính kèm;

+ Đủ số lượng các bát tăng cứng, bu lông

–  Yêu cầu khi gia công:

+ Đúng vị trí lắp cẩu, theo bản vẽ

+ Các liên kết hàn đúng kỹ thuật, đảm bảo độ bền, chắc.

+ Làm sạch ba via, xi hàn.

Bằng máy hàn Mig;

 

Các kẹp định vị;

Sai số cho phép ±5 mm

Thước dây, thước eke vuông;

Quan sát bằng mắt thường;

Bản vẽ kỹ thuật

Bộ phận SX KCS kiểm tra từng công đoạn
3 BƯỚC 3: GIA CÔNG CÁC THÀNH BÊN TRÁI, PHẢI, TRƯỚC, SAU
3.1.1 Gia công tấm (bửng) thành bên trái, phải
  –  Chuẩn bị vật tư và cắt vật tư theo đúng kích thước yêu cầu trong bản vẽ.

 

–   Đặt các thanh đứng, thanh ngang của tấm (bửng) đúng vị trí, trên mặt phẳng.

–  Dùng kẹp định vị vị trí các thanh;

–   Hàn đính tạm thời để liên kết các thanh với nhau.

–    Kiểm tra vị trí các thanh nếu có sai lệch thì tiến hành điều chỉnh lại;

–  Hàn các thanh đứng, thanh ngang của tấm (bửng) thành bên đúng kích thước như bản vẽ.

–   Định vị và hàn tôn của tấm thành bên với các thanh đứng, thanh ngang

–   Đặt bàn lề vào đúng vị trí (nếu là trường hợp hàn);

–   Hàn đính tạm thời;

–  Kiểm tra kích thược, vị trí lắp đặt, nếu đúng thì hàn liên kết bản lề với tấm thành bên.

–  Chuẩn bị phôi:

 

+ Vật liệu, kích thước đúng theo bản vẽ kỹ thuật & bảng kê đính kèm;

+ Đủ số lượng thanh đứng, thanh ngang, cột thành bên theo bản vẽ kỹ thuật;

–     Số lượng: tấm (bửng) thành bên trái, phải, cột thùng hàng theo đúng số lượng trong bản vẽ kỹ thuật.

–  Yêu cầu khi gia công:

+ Đúng số lượng, kích thước bao ngoài, kích thước giữa các thanh đứng và thanh ngang, đảm bảo độ phẳng, độ vuông góc giữa các thanh…đúng theo yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ;

+ Các liên kết hàn đúng kỹ thuật, đảm bảo độ bền, chắc.

+ Làm sạch ba via, xi hàn.

Bằng máy hàn Mig;

 

Các kẹp định vị;

Sai số cho phép ±5 mm

Thước dây, thước eke vuông;

Quan sát bằng mắt thường;

Bản vẽ kỹ thuật

Bộ phận SX KCS kiểm tra từng công đoạn
3.1.2 Gia công tấm (bửng) thành trước:
  –  Chuẩn bị vật tư và cắt vật tư theo đúng kích thước yêu cầu trong bản vẽ.

 

–   Đặt các thanh đứng, thanh ngang đúng vị trí, trên mặt phẳng.

–   Dùng kẹp định vị vị trí các thanh;

–   Hàn đính tạm thời để liên kết các thanh với nhau.

–   Kiểm tra vị trí các thanh nếu có sai lệch thì tiến hành điều chỉnh lại;

–   Hàn liên kết các thanh theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

–   Định vị và hàn tôn của tấm thành trước với các thanh đứng, thanh ngang

Chuẩn bị phôi:

 

+ Vật liệu, kích thước đúng theo bản vẽ kỹ thuật hoặc bản kê chi tiết vật liệu sản xuất thành trước;

+ Đủ số lượng thanh đứng, thanh ngang theo bản vẽ kỹ thuật;

– Yêu cầu khi gia công:

+ Đúng số lượng, kích thước bao ngoài, kích thước giữa các thanh đứng và thanh ngang, đảm bảo độ phẳng, độ vuông góc giữa các thanh,…đúng theo yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ;

+ Các liên kết hàn đúng kỹ thuật, đảm bảo độ bền, chắc.

+ Làm sạch ba via, xỉ hàn

Bằng máy hàn Mig;

 

Các kẹp định vị;

Sai số cho phép ±5 mm

Thước dầy, thước eke vuông;

Quan sát bằng mắt thường;

Bản vẽ kỹ thuật

Bộ phận SX KCS kiểm tra từng công đoạn

 

 

3.1.3 Gia công mảng sàn:        
  –  Chuẩn bị vật tư và cắt vật tư theo đúng kích thước yêu cầu trong bản vẽ.

 

–    Đặt các dầm dọc, dầm ngang đúng vị trí.

–   Dùng kẹp định vị vị trí các dầm;

–   Hàn đính tạm thời để liên kết các dầm với nhau.

–   Kiểm tra vị trí các dầm nếu có sai lệch thì tiến hành điều chỉnh lại

–   Liên kết các dầm ngang và dầm dọc theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

–   Định vị và hàn tôn sàn với các dầm ngang.

Chuẩn bị phôi:

 

+ Vật liệu, kích thước đúng theo bản vẽ kỹ thuật hoặc bản kê chi tiết vật liệu sàn xuất mảng sàn;

+ Đủ số lượng dầm dọc, dầm ngang theo bản vẽ kỹ thuật;

– Yêu cầu khi gia công:

+ Đúng số lượng, kích thước bao ngoài, kích thước giữa các dầm ngang và dầm dọc, đảm bảo độ phẳng, độ vuông góc giữa các dầm,…đúng theo yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ;

– Khoảng cách dầm dọc, dầm ngang theo đúng bản vẽ.

+ Các liên kết hàn đúng kỹ thuật, đảm bảo độ bền, chắc.

+ làm sạch ba via, xỉ hàn.

Bằng máy hàn Mig;

 

Các kẹp định vị;

Sai số cho phép ±5 mm

Thước dây, thước eke vuông;

Quan sát bằng mắt thường;

Bản vẽ kỹ thuật.

Bộ phận SX KCS kiểm tra từng công đoạn

 

 

3.1.4. Gia công thành sau
  –   Chuẩn bị vật tư và cắt vật tư theo đúng kích thước yêu cầu trong bản vẽ.

 

–   Đặt các thanh đứng, thanh ngang của tấm (bửng) thành sau  đúng vị trí, trên mặt phẳng.

–   Dùng kẹp định vị vị trí các thanh;

–   Hàn đính tạm thời để liên kết các thanh với nhau.

–   Kiểm tra vị trí các thanh nếu có sai lệch thì tiến hành điều chỉnh lại;

–   Định vị và hàn tôn của tấm thành sau với các thanh đứng, thanh ngang

–   Đặt bản lề vào đúng vị trí (nếu là trường hợp hàn);

–   Hàn đính tạm thời;

–   Kiểm tra kích thược, vị trí lắp đặt, nếu đúng thì hàn liên kết bản lề với tấm thành sau.

Chuẩn bị phôi:

 

+ Vật liệu, kích thước đúng theo bản vẽ kỹ thuật;

+ Đủ số lượng thanh đứng, thanh ngang, bản lề theo bản vẽ kỹ thuật;

+ Các bát tăng cường (nếu có) theo bản vẽ kỹ thuật.

–   Yêu cầu khi gia công:

+ Đúng số lượng, kích thước bao ngoài, kích thước giữa các thanh đứng và thanh ngang, đảm bảo độ phẳng,…đúng theo yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ;

+ Các liên kết hàn đúng kỹ thuật, đảm bảo độ bền, chắc.

+ Bản lề, bát tăng cường (nếu có) đảm bảo đúng vị trí, số lượng theo bản vẽ; mối hàn đảm bảo chất lượng theo quy định.

+ Làm sạch ba via, xỉ hàn

 

– Bằng máy hàn Mig;

 

– Các kẹp định vị;

– Sai số cho phép ±5 min

– Thước dây, thước eke vuông và bằng mắt thường;

 

Bộ phận SX KCS kiểm tra từng công đoạn
4. BƯỚC 4: DỰNG KHUNG XƯƠNG THÙNG HÀNG
  -Chuẩn bị các tấm (bửng) thành bên trái, phải, trước, sau (đã được kiểm tra đạt yêu cầu ở công đoạn trước);

 

–    Định vị và cố định tấm thành trước với cột bảo hiểm ca bin, đảm bảo độ vuông góc giữa thành trước với mặt phẳng lắp ráp;

–   Định vị vị trí và cố định tạm thời tấm (bửng) trái, phải với các cột thành bên; kiểm tra độ vuông góc giữa tấm (bửng) trái ,phải với thành trước và giữa thành trái, phải với mặt phẳng lắp ráp. Nếu có sai lệch về kích thước và độ không vuông góc thì tiến hành điều chỉnh lại; Nếu đạt yêu cầu kỹ thuật thì hàn liên kết giữa các mảng với nhau;

–  Lắp khóa thành bên: định vị trí các khóa bản lề; bản lề

+ Đúng kích thước bao ngoài, kích thước giữa các tấm (bửng), đảm bảo độ vuông góc giữa các tấm (bửng) (kiểm tra sai lệch đường chéo cùa thùng hàng) ,…đúng theo yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ;

 

+ Các liên kết hàn đúng kỹ thuật, đảm bảo độ bền, chắc.

+ Bản lề, khóa, bát tăng cường (nếu có) đảm bảo đúng vị trí, số lượng theo bản vẽ; mối hàn đàm bảo chất lượng theo quy định.

+ Làm sạch ba via, xi hàn

Bằng máy hàn Mig

 

Sai số cho phép ±5 mm

Thước dây, thước eke vuông.

Bản vẽ kỹ thuật

Bộ phận SX Kiểm tra công đoạn
5 SƠN CHỐNG GỈ, SƠN MÀU
5.1.1. – Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn (làm sạch, nhẵn bề mặt) Yêu cầu bề mặt cần sơn phải được làm sạch, nhẵn đúng kỹ thuật, chờ khô. Bằng giấy ráp hoặc chổi sắt hoặc máy làm sạch

 

Bề mặt cần sơn phải sạch, không bám dầu mỡ.

Làm đúng các bước trình tự.

Bằng mắt thường + Quan sát

Bộ phận SX KCS kiểm tra từng công đoạn

 

 

5.1.2. – Sơn chống gỉ –  Sơn phải phủ đều trên toàn bộ bề mặt; không bị chảy sơn.

 

–  Đủ độ dày, chờ khô

Bằng súng sơn chuyên dùng   hoặc chổi sơn.

 

Làm đúng các

Bộ phận SX  
     bước trình tự.

 

Bằng mắt thường + Quan sát

   
5.1.3 – Sơn mầu –  Sơn phải phủ đều trên toàn bộ bề mặt; không bị chảy sơn; Sơn phải bóng, đẹp, đảm bảo độ bám dính bề mặt

 

–  Đủ độ dày, chờ khô

Bằng súng sơn chuyên dùng

 

Làm đúng các bước trình tự.

Bằng mắt thường + Quan sát

Bộ phận SX
6. BƯỚC 6: HOÀN THIỆN THÙNG HÀNG
6.1 –   Chuẩn bị các tôn bọc vách, cắt tôn theo đúng kích thước yêu cầu;

 

–  Lắp tấm (bửng) thành bên sau: lắp khóa bản lề, bản lề thành bên, sau

–  Vật liệu: dùng theo thiết kế

 

–  Gia công:

+ Tôn bọc tấm (bửng) thùng hàng phải được bọc theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Các liên kết hàn đúng kỹ thuật, đảm bảo độ bền, chắc.

+ Các tấm bửng và bản lề hoạt động trơn tru, chắc chắn

Bằng máy hàn Mig

 

Sai số cho phép ±5 mm

Kéo cắt tôn

Khoan cầm tay

  KCS kiểm tra từng công đoạn

 

 

7. BƯỚC 7: LẮP THÙNG LÊN XE  CƠ SỞ
  –  Chuyển thùng đến vị trí giá nâng hạ;

 

–    Nâng (thùng hàng lên với chiều cao cao hơn mặt thùng hàng của xe cơ sở.

–  Đưa xe cơ sở vào vị trí.

–   Định vị thùng hàng lên xe cơ sở theo đúng thiết kế (đo khoảng cách từ đuôi xe cơ sở đến thùng hàng);

–   Kiểm tra kích thước chiều dài xe đảm bảo đúng theo thiết kế;

–   Định vị lỗ khoan bắt thùng hàng trên

–  Cần cẩu nâng đủ sức nâng; đảm bảo an toàn trong quá trình nâng hạ thùng hàng

 

–  Vị trí của thùng với xe cơ sở đúng với thiết kế kỹ thuật;

–  Vị trí, số lượng bu lông theo đúng thiết kế;

–  Lực xiết bu lông đúng theo quy định, đảm bảo liên kết chẳc chắn thùng hàng.

Dụng cụ chuyên dùng (pa lăng nâng hạ) + Giá đỡ

 

Thước dây, thước eke vuông và bằng mắt thường; dụng cụ xiết bu lông (khẩu + tay xiết lực)

Bản vẽ kỹ thuật.

Bộ phận SX KCS kiểm tra công đoạn
  –    thùng xe cơ sở.

 

–   Lắp bu lông liên kết thùng hàng lên xe cơ sở.

     
8. BƯỚC 8: LẮP RÁP HOÀN THIỆN
  –  Kiểm tra hoạt động hệ thống đèn tín hiệu sau;

 

–  Lắp ráp chắn hông, sau (nếu có)

–  Sơn, ngoại quan.

–  Vệ sinh toàn bộ xe.

–  Đúng với thiết kế kỹ thuật.

 

–  Hệ thống đèn tín hiệu đảm bảo hoạt động bình thường,

–   Xe sau khi vệ sinh phải sạch sẽ các tổng thành hệ thống hoạt động bình thường, kích thước đúng theo thiết kế.

Thước dây, bằng mắt thường; bản vẽ kỹ thuật Bộ phận SX KCS kiểm tra công đoạn

 

 

 

 

9.

 

 

BƯỚC9: GIAO KCS ĐỂ THỰC HIỆN KIỀM TRA XUẤT XƯỞNG

9.1 – Kiểm tra tổng quát các hệ thống, tổng thành xe cơ sở. – Hoạt động êm dịu, không có tiếng kêu, an toàn, không bị chảy nhớt (dầu); không nứt vỡ chi tiết… Bằng dụng cụ chuyên dùng. KCS  
9.2 Kiểm tra lắp đặt của thùng hàng, chi tiết phụ –  Đúng vị trí; đảm bảo lực xiết bu lông;      
9.3 – Kiểm tra các thông số, các chỉ tiêu đăng ký –  Đúng kích thước.

 

–  Đúng khối lượng.

–  Sai số khổi lượng không quá ±10%

Thước dây, thước eke vuông và bằng mắt thường; dụng cụ kiểm tra lực xiết theo bản vẽ kỹ thuật. KCS  
9.4 Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng + chạy thử trên đường.   So sánh các chỉ tiêu đăng ký với phiếu kiểm tra liên kết với trạm đăng kiểm. Thiết bị kiểm tra xuất xưởng + Quan sát  
10. BƯỚC 10: GIAO XE CHO KHÁCH HÀNG HOẶC LƯU KHO
10.1 Lưu kho Xe được bảo quản tốt trong khi chờ giao cho khách hàng.   Bộ phận kho  
10.2 Kiểm tra trước khi giao xe. Theo tiêu chuẩn PDI   KCS + KD + Bộ phận kho  
10.3 Bàn giao xe cho khách hàng. Khách hàng hiểu được cách sử dụng xe, qui chế bảo hành, bảo dưỡng, nhận bàn giao xe đầy đủ, ký xác nhận.
 

Scroll